Thú vui sưu tầm đồng hồ ODO – Bản hùng ca nổi tiếng nước Pháp

!

Trong thị hiếu sưu tầm đồng hồ ở Việt Nam không một hãng đồng hồ cổ nào có thể sánh bằng đồng hồ ODO cổ – đồng hồ côn đã gắn liền với tâm thức người dân Việt. Trào lưu sưu tầm đồng hồ này được du nhập từ Pháp về Việt Nam, xuất hiện nhiều nhất ở các vùng ven biển, nhà thờ thánh đường của người công giáo.

Đôi lúc bất chợt nghe đâu đó giai điệu ngân nga của bản nhạc Westminster, bản nhạc Gai-Carillon hay tiếng chuông bính-boong dễ dàng đưa chúng ta tìm lại những cảm giác êm đềm thân thuộc của ký ức.

Nội Thất Lối Xưa/ Đồ Châu Âu xin phép chia sẻ bài viết về khái niệm nhận biết cũng như phân biệt các phiên bản của đồng hồ ODO cổ.

  1. Giới thiệu chung
  2. Tổng quan về đồng hồ cổ ODO
  3. Đồng hồ ODO trong thị hiếu người Việt

ODO là thương hiệu đồng hồ xuất hiện từ sớm, tuy nhiên đồng hồ ODO chỉ trở nên phổ biến và nổi tiếng vào những năm 30 của thế kỷ XIX khi Pháp xâm lược Đông Dương và đưa vật dụng và văn hoá Pháp tới các nước thuộc địa, trong đó có các dòng đồng hồ cổ. Vào thời kỳ đó, các món đồ trang trí nội thất trong các dinh phủ không thể thiếu đồng hồ ODO.

Đồng hồ ODO trong dinh vua Bảo Đại vẫn tồn tại cho đến ngày nay

Trong nhiều gia đình Việt ngày nay còn lưu giữ những đồng hồ ODO cổ được truyền qua nhiều thế hệ của gia đình như món đồ kỷ vật.

Cũng như nhiều dòng đồng hồ châu Âu khác, các bản nhạc của đồng hồ ODO là các bản Thánh ca, điển hình như:

  • Westminster
  • Gai-Carillon
  • Avemaria
  • Michel
  • Sonodo

Yếu tố không thể thiếu tạo ra sự khác biệt hoàn toàn của ODO so với các thương hiệu đồng hồ khác đó là bộ GÔNG, hay còn gọi là CÔN.

Hầu hết những anh em chơi đồng hồ lâu năm và chơi qua nhiều dòng đồng hồ đều có chung nhận xét chất âm của ODO có nét rất riêng mê hoặc lòng người. Ngoài yếu tố ngân sâu, gông ODO còn pha lẫn sự Sang trọng – khoẻ khoán – hùng tráng mà không dòng đồng hồ nào có được.

Về chất liệu, gông ODO chia thành 2 loại: gông đồng và gông thép.

Gông đồng: 

Gông đồng cho chất âm vang xa, nhẹ nhàng và ngọt ngào.

Gông thép:

Nếu gông đồng cho tiếng ngân vang xa thì gông thép lại cho tiếng ngân sâu thẳm như xoáy tròn lại và trau truốt để mỗi gông cho ra một nốt nhạc mạch lạc, gọn gàng say đắm người nghe.

Chính sự khác biệt về ưu điểm của mỗi loại gông như kể trên mà các clockMarker (Nhà chế tạo đồng hồ, khác với thợ sửa chữa) xưa đã khéo léo kết hợp cả đồng và thép để tạo ra các bộ gông hỗn hợp:

  • 4 đồng 4 thép
  • 1 đồng 7 thép
  • 4 đồng 6 thép

Tuy nhiên không có một thứ hạng tách biệt giữa gông đồng và gông thép. Câu hỏi “Loại gông nào hay hơn” không có lời giải.

Tôi xin đưa ra một số nhận xét sơ bộ dựa trên thị hiếu của người chơi và giá thành của sản phẩm. Việc lựa chọn hay bình phẩm xin nhường quyền cho bạn đọc tự nghe và cảm nhận:

  • Ở máy ODO 8 gông: Đồng và thép có giá trị tương đương
  • Gông 111:Loại 10 thanh đồng được ưa chuộng hơn 10 thanh thép
  • Gông lòng máng 10 thanh:Que đồng nhỏ được ưa chuộng hơn thép. Que đồng lớn không được đánh giá cao.
  • Gông M:Càng nhiều que thép càng tốt.
  • Gông đồng hồ tủ:Thép được chuộng hơn đồng.

Ngày nay để tìm mua đồng hồ ODO không khó. Tuy nhiên, người chơi cần có chút khả năng thẩm âm để tránh mua phải những đồng hồ có bộ gông đã sửa thanh hoặc đánh sai nốt.

Yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng âm thanh ngoài gông ra phải kể đến bộ búa (Vồ)

  • Thân vồ chuẩn kích thước và trọng lượng với từng loại máy và gông.
  • Vồ đánh đúng vị trí trên gông cho ra chất âm tốt nhất.
  • Da vồ chưa bị lão hoá, có độ đàn hồi phù hợp.
  • Độ khô của da vừa phải để bề mặt tiếp xúc không tiêu âm do mềm, không chát tiếng do cứng.
  • Góc đánh của vồ vuông góc với thanh gông để tạo ra âm cộng hưởng chuẩn tone, không méo – rè, không mất lực.
  1. Lịch sử đồng hồ ODO – Bản hùng ca nước Pháp
  2. Phân loại đồng hồ ODO
  3. Theo chiều dài tay lắc

Anh em sưu tầm hay bắt gặp các khái niệm ODO 30, ODO 36, ODO 24… Tôi nhiều lần nghe khách hàng phàn nàn “Sao anh bán cho tôi ODO 24 mà về bác thợ gần nhà lại cãi sống cãi chết nó là ODO 54?”. Không chỉ anh em mới chơi mà có nhiều bác chơi lâu năm cũng ít để ý đến các khái niệm này.
Thực ra, các con số ghi trên đồng hồ (24-30-36-39) dùng để phân biệt chiều dài tay lắc. Số càng lớn tay lắc càng dài.

  1. Đồng hồ ODO Balance:

Đồng hồ vai bò

Đồng hồ ông Tây đánh chuông

  1. Đồng hồ ODO 10:
  • Đồng hồ ông Tây nhỏ
  • Đồng hồ vai bò
  1. Đồng hồ ODO 20:
  • Đồng hồ ODO 20/54
  • Đồng hồ ODO 20/ ông Tây lớn
  1. Đồng hồ ODO 24:
  • Đồng hồ ODO 54
  • Đồng hồ ODO 57
  • Đồng hồ ODO 58
  • Đồng hồ ODO 62
  1. Đồng hồ ODO 30:
  • Đồng hồ máy trơn
  1. Đồng hồ ODO 36:
  • Là loại ODO được ưa chuộng nhất vì niên đại chất thép tốt, ít bị hỏng âm thanh hay hơn hẳn các loại khác.
  1. Đồng hồ ODO 38:
  • Là biến thể của dòng đồng hồ ODO 36, dài nhất trong các loại treo tường phổ biến của ODO.
  1. Đồng hồ ODO 119: 

Dòng đồng hồ tủ máy trơn này được phân loại theo từng kết cấu máy như:

  • Đồng hồ ODO 119 máy trơn
  • Đồng hồ ODO 119 máy hadas
  1. Vách máy

Là phần hộp được đóng thành khối vuông, khối hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng.

  1. Theo vật liệu cấu tạo:
  • Vách đồng
  • Vách hợp kim nhôm
  1. Bề mặt vách:
  • Vách máy trơn:hay gặp ở dòng ODO 30, ODO 24 bản 1954
  • Vách máy hoa dâu:thường thấy ở dòng ODO 24 bản 1954, ODO 24 bản 57, ODO 24 bản 62
  • Vách xoáy tròn:
    • Dòng đồng hồ ODO 30, ODO 36
    • Dòng đồng hồ ODO 36/8 xoáy
  • Vách máy cam:còn gọi là vách sơn. Đây là loại vách bề mặt phủ sơn nhũ hay gặp ở dòng ODO 36 loại 1 vách cổ.
  1. Hình dạng vách
  • 3 vách hở
  • 3 vách bệt
  • 3 vách chân kiềng
  • Vách vuông chân kiềng
  • Vách vát chân kiềng
  • Vát 1 chân

III. Logo

Máy có logo hình trái trứng: thường xuất hiện ở các dòng đồng hồ ODO 30, ODO 36

Máy có logo hình trái trám: hay gặp ở dòng ODO 24, ODO 30

Chữ ODO viết thường: ở dòng đồng hồ ODO sau 1967

2 dòng chữ không có Logo: chủ yếu là đồng hồ ODO 62

Chữ F, không có Logo

  1. Cọc máy
  • Cọc thép đen
  • Cọc đồng
  • Cọc thép trắng sau 1962
  1. Sử dụng búa và gông
  2. 1 búa 1 gông:Đồng hồ ông Tây đánh chuông
  3. 2 búa 1 gông 1 chuông chén:Đồng hồ ông Tây đánh chuông
  4. 3 búa 3 gông:hay gặp ở loại ODO điểm chuông bính – boong 30 phút một lần
  5. 5 búa 5 gông:chủ yếu là đồng hồ vai bò
  6. 8 búa 5 gông:loại ODO 62,68
  7. 8 búa 6 gông lòng máng:ODO 30
  8. 8 búa 8 gông
  9. 10 búa 6 gông:Sonodo
  10. 10 búa 10 gông
  • 1 bản Ave
  • 2 bản GaiCarillon và Westminster
  1. 11 búa 10 gông
  • 2 bản Ave và Westminster
  1. 12 búa 12 gông
  • Chơi 1 bản ST.Michel

Tùy số bản, số gông mà mỗi người lựa chọn cho mình nhưng chỉ bản Gaicarillon với chuông gờ bính boong được ưa chuộng nhất hiện nay.

  1. Gông đồng hồ
  2. Củ gông:

Gông óc chó có đóng mã số:

  • 101 – ODO 24 1954 :8 gông
  • 111 – ODO 24 1957: 10 gông
  • 1 que
  • 121 – ODO 24 1962:  6-8-10 que
  1. Lòng máng nhỏ:
  • ODO 30
  • ODO 54  máy vú
  1. Lòng máng 6.8 gông, 2 màu đen & trắng: 
  • ODO 36/8
  • Tủ cây
  1. Củ màu đen và trắng 
  • Đồng hồ ODO 36/10
  • Đồng hồ ODO 30/10
  • Đồng hồ ODO tủ máy trơn

VII. Mặt số ODO

  1. Hình dáng:
  • Mặt tròn
  • Mặt bát giác đứng:
    • Mặt 20 (ODO 30, 36)
    • Mặt 22 (ODO 30)
  • Mặt bát giác ngang
  • Mặt quay chảo
  • Mặt vuông có hình gà gô-loa biểu tượng của nước Pháp: thường gặp ở dòng tủ đứng
  1. Kết cấu:

Mặt số vẽ(in):

Mặt số nổi:

  • Số nhựa
  • Số kim loại:
    • Mạ trắng
    • Mạ vàng
    • Số nhóm
    • Loại to
    • Loại số nhỏ

VIII. Kim đồng hồ:

  1. Hình dáng: 
  • Kim mắt ngỗng:thường thấy ở đồng hồ ODO 24 đời 57, 58 và odo 54 vách hoa dâu
  • Kim số 8:đồng hồ ODO 30 là chủ yếu.
  • Kim tháp:đồng hồ ODO 36
  • Kim tháp rỗng:đồng hồ ODO 54, 57
  • Kim lỗ tròn:đồng hồ ODO 57
  • Kim lá lúa:đồng hồ ODO 62
  • Kim mặt quay chảo: kim dùng cho mặt quay chảo
  1. Kết cấu kim:
  • Kim thép
  • Kim mạ vàng
  • Kim mạ crom
  1. Thùng đồng hồ

Là lớp vỏ gỗ phủ bên ngoài được điêu khắc nghệ thuật bằng sự tài hoa của người nghệ nhân mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho sản phẩm, bảo vệ động cơ và tránh tác nhân bên ngoài tác động.

Thùng đồng hồ ODO cổ được chế tác từ gỗ hoặc kim loại có khả năng chịu lực tốt với 3 loại tiêu biểu là:

  1. Thùng bè
  2. Thùng dài
  3. Thùng song tiện

Nội Thất Lối Xưa Đồ Châu Âu hi vọng qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc sẽ có những cái nhìn tổng quan nhất về chiếc đồng hồ ODO cổ – Bản hùng ca tuyệt vời của nước Pháp.

Kính mong tiếp tục nhận được những câu hỏi thắc mắc hay đóng góp ý kiến để cùng chung tay xây dựng nhóm cộng đồng sưu tầm “– Hiểu biết – Lành mạnh”.

 

Nội Thất Lối Xưa/Đồ Châu Âu

Kiot 26 Tòa CT2B KHU ĐÔ THỊ XA LA, HÀ ĐÔNG

070.330.7532

FB: https://www.facebook.com/noithatloixua2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *